Tên Khoa học: Cichilidae Symphysodon.

Xuất xứ: Amazone, chủ yếu thuộc phần lãnh thổ phía bắc Braxin.
Kích thước: 10 - 12 cm. Trong môi trường nhân tạo có thể đạt đến 16 cm.
Tuổi thọ: 5 - 7 năm.
Giới tính: Phân biệt giới tính của cá chưa trưởng thành là vấn đề nan giải ! Nhưng đến độ trưởng thành và phát dục thì vấn đề đơn giản hơn nhưng cũng đòi hỏi nhều kinh nghiệm ! Thông thường cá đĩa trống trưởng thành có phần trán dày và dô cao hơn cá mái, ngược lại cá mái có phần trán mỏng và suông. Kích thước cá trống cũng thường

Thức ăn: Thức ăn chính của cá đĩa là giun, giáp xác nhỏ, một số thức ăn tổng hợp riêng, thịt bò và tim bò xay nhỏ, tép và cá nhỏ... Đây là loài khá đỏng đảnh trong việc lựa chọn thực phẩm.
Tầng sống: Tầng giữa.
Quan hệ: Khá hiền lành nhưng cũng có cá tính. Điều kiện lý tưởng để nuôi cá đĩa là riêng biệt với các loại cá khác. Nuôi theo nhóm nhỏ khoảng 6 cá thể sẽ ít gặp xung đột.

Môi trường: Môi trường ưa thích của cá đĩa có pH 5,5 - 6,5 và cũng dể dàng thích nghi ở pH cao hơn : 6,5 - 7,5, nước mềm và giàu oxy. Dòng chảy nhẹ, ít xáo động. Nhiệt độ: 28 - 30 độ C.
Cá đĩa thường tự cặp đôi và sinh sản khi đạt tuổi trưởng thành : 10 - 14 tháng, cá mái đẻ trứng lên các bề mặt nhẵn như đá, gỗ, lá cây thủy sinh lớn. Trước khi đẻ trứng, cá bố mẹ liên tục dùng miệng dọn sạch rêu, chất bẩn bám trên vị trí đã chọn thường cách mặt thoáng khoảng 20 - 30 cm. Cá trống thụ tinh cho trứng gần như đồng thời với việc đẻ trứng của cá mái, mổi lần đẻ cá mái có thể cho trên 200 trứng. Sau 24h trứng thụ tinh ban đầu có màu vàng nhạt chuyển sang màu sậm có chấm đen bên trong. Nếu trứng hỏng thì có màu trắng đục và bắt đầu phân hủy. Những trứng hỏng này sẽ được cá bố mẹ ăn lại, dường như bản năng của chúng đã giúp cho những trứng còn lại ít chịu ảnh hưởng của độc tố và vi khuẩn. Đến 48 h trứng thụ tinh bắt đầu nở thành cá con, những chiếc đuôi xuất hiện và sau đó không lâu cả thân mình thoát ra khỏi trứng. Cá mới nở chỉ khoảng 1,5mm và rất dễ rơi ra khỏi giá thể ban đầu, cá bố mẹ liên tục hớp lấy những cá con để đưa trở lại giá thể. Cũng có thể toàn bộ cá con được chuyển sang những vị trí mới rất xa vị trí ban đầu. Bạn hãy tin rằng công việc nhọc nhằn này luôn được thực hiện khéo léo và cần mẫn, sai sót có thể chỉ là rủi ro !

Ngày kế tiếp và kể cả nhiều ngày sau đó, nguồn dinh dưỡng không thể thay thế của cá con chính là chất nhờn tiết ra từ da của bố và mẹ (slime milk). Màu sắc cá bố mẹ trong thời kỳ này trở nên tối thẫm, màu sắc đó càng trở thành mục tiêu ưa thích của cá đĩa con.
Tùy trạng thái sung mãn hay không, lượng sữa tiết ra càng nhiều càng giúp cá con mau lớn . Chỉ trong khoảng một tuần sau đã có kích thước hạt dưa nhỏ cá đĩa con lại có thể tìm thêm nguồn thực phẩm khác là các loại giáp xác nhỏ như moina (bo bo), naupli (ấu trùng tôm)...
Đọc tiếp bài này...